Chuyển giao công nghệ dành cho cá nhận và tổ chức có nhu cầu chuyển giao hoặc tiếp nhận công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ, qua bước thẩm định hồ sơ sẽ có văn bản nêu rõ công nghệ có được chấp thuận hay không chấp thuận chuyển giao hay không? Và có nêu rõ lý do nếu không được chấp thuận trong văn bản trả lời.
Sau khi cá nhân hay tổ chức nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cá nhân hay tổ chức có nhu cầu chuyển giao hay tiếp nhận công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng.
Sau khi hợp đồng được lý kết, một trong các bên ký kết hợp đồng phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chuyển giao công nghệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp phép chuyển giao.
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ;
- Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Danh mục tài liệu công nghệ, thiết bị công nghệ (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ;
Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hợp đồng với nội dung ghi trong văn bản chấp thuận để quyết định việc cấp phép kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu cá nhân hay tổ chức muốn thay đổi gì về hợp đồng chuyển giao trong thời gian chờ xét duyệt thì một trong các bên phải gửi hồ sơ yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Đây là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng. Dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn chuyển giao công nghệ;
- Môi giới chuyển giao công nghệ;
- Đánh giá công nghệ;
- Giám định công nghệ;
- Định giá công nghệ;
- Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng: